
Chỉ số Hang Seng hℱiển thị trên một bảng điện tử tại Hong Kong ngày 7-4 - Ảnh: Reuters
Thị trường chứng khoán tại châu Á trong ngày giao dịch 7-4 ghi nhận sự sụt giảm trên diện rộng. Điều này phản ánh sự căng thẳng của thị trường khi thời hạn áp thuế đối ứng 9-4 đang đến gần mà vẫn chưa có thỏa thuận hoặc động thái tạm🔯 dừng/giảm thuế nào được công𒈔 bố.
Châu Á chìm trong sắc đỏ vì thuế đối ứng
Trong ngày giao dịch 7-4, giá cổ phiếu tại nhiều khu vực ghi nhận giảm mạnh cho thấy sự thất vọng của thị trường đối với việc cuối tuần qua không có diễn biến lạc quan nào xuất hiện đối với chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald💧 Trump.
Mặc dù thị trường chứng khoán thế giới kể từ tuần trước ghi nhận mức lỗ lên đến hàng ngàn tỉ USD, ngày 6-4 (g💯iờ Mỹ) ông Trump phát biểu trước các phóng viên rằng các mức thuế nhập khẩu mới là "liều thuốc" cần thiết.
Trả lời Đài BBC, một nhà phân tích gọi tình hình của các chỉ số⛎ chính tại các sàn giao dịch là "một cuộc tắm máu".
Được đánh giá là khu vực🎉 nhạy cảm nhất trước tác động của thuế quan Mỹ, các chỉ số chính tại nhiều nền kinh tế hàng đầu ở châu Á mở đầu sắc đỏ cho thị trường trong ngày giao dịch đầu tuần.
Các mức giảm nổi bật có thể kể đến chỉ số Hang Seng (Hong Kong) giảm hơn 13% - mức giảꦬm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 7,8%, xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2023.
Trong bối cảnh Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối v🥀ới tất cả hàng hóa Mỹ để trả đũa, chỉ số CSI 300 của đại lục ghi nhận giảm hơn 7%.
Giải thích cho đà g🐈iảm của thị trường, giám đốc nghiên cứu Kathleen Brooks tại Công ty tư vấn đầu tư XTB cho biết các nhà đầu tư đang kỳ vọng được thấy "hàn🎉h động cụ thể", như việc chính sách thuế quan của ông Trump sẽ được tạm dừng hoặc thay đổi.
"Thị trường này đang tìm kiếm một hành động cụ thể, không phải là lời✃ nói suông. Liều thuốc chữa bách bệnh tốt nhất cho các thị trường tài chính lúc này sẽ là việc Mỹ tạm dừng hoặc hủy bỏ chương trình thuế quan", bà Brooks nói với báo Guardian.
Trước chính sách thuế được dự báo sẽ khiến giá cả tăng cao, các nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho kịch bản nền kinh tế hàng༒ đầu thế giới là Mỹ rơi vào suy thoái.
ꦑTheo kênh CNBC, hợp đồng tương lai cho chỉ số Dow Jones giảm 2,7%, cùng hợp đồng tương lai S&P 500 cũng giảm 2,7% báo hiệu cho một ngày giao dịch với nhiều biến động tiêu cực trong ngày 7-4ඣ (theo giờ Mỹ).
"Rõ ràng Trung Quốc đang trong tâm trạng muốn quyết chiến, và khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đối đầu, kết quả sẽ thật tồi tệ cho các nhà đầu tư"𓄧 - chuyên gia Richard Hunter tại Công ty dịch vụ tài chính Interactive Investor nhận định.

Dữ liệu: NGHI VŨ - Đồ họa: T.ĐẠT
Quá khó đoán
Trong lúc các doanh nghiệp, người tiêu dùng và lãnh đạo nhiều quốc gia đang cố gắng đánh giá mức độ cứng rắn trong chính sách thuế đối ứng của Washington, ông Trump và các quan chức đồng minh trong chính quyền của ông lại đưa ra nhiều quan điểm trái ngược.
Khẳng định với các phóng viên, Tổng thống Mỹ nó🍎i rằng thuế quan mang lại "sức mạnh lớn" cho đàm phán thương mại g🌠iữa Washington và các đối tác.
Mới đây, ông Trump cũng thông tin rằng ông và nhiều lãnh đạo tạ꧃i châu Âu và châu Á đã có các cuộc thảo luận trong cuối tuần qua, khi các quốc gia nỗ lực thuyết phục Mỹ giảm thuế đối ứng trước ngày 9-4.
Tuy vậy, các quan chức thương mại cấp cao của ô🙈ng Trump lại khẳng định theo hướng ngược lại, nhấn mạnh rằng thuế quan không phải là công cụ đàm phán và khó có khả năng các mức thuế đối ứng sẽ được hoãn hay gi✤ảm trước ngày có hiệu lực.
"Không có chuyện trì hoãn. Các mức thuế sẽ ở nguyên đó trong nhiều ngày và nhiều tuần. Điều đó là hiển nhiên. Tổng thống cần phải thiết lập lại thương mại toàn cầu" - Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnic﷽k💯 nói, cho rằng các quốc gia trong thời gian qua đã "lột sạch nước Mỹ và đã đến lúc (Mỹ) chấm dứt điều này".
Cùng lúc đó, cố vấn phụ trách thuế quan của Nhà Trắng Peter Navarro phát biểu rằng việc triển khai thuế quan🅰 không phải "một cuộc 🐈đàm phán" nhưng là "tình trạng khẩn cấp quốc gia" liên quan đến thâm hụt thương mại của Mỹ.
Theo nhận định của báo The Hill, thông điệp về thuế quan có trái ngược tr🦩ên của chính quyền ♌ông Trump cho thấy có một luồng quan điểm tin tưởng thuế quan là một công cụ kinh tế. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ lại có cách tiếp cận cho rằng gần như mọi thứ đều có thể đàm phán trong những trường hợp phù hợp, khi ông Trump luôn tự hào mình là một nhà đàm phán tài ba.
"Tôi nghĩ đối với ông Trump, đây là một cuộc đàm phán. Còn đối với ông Navarro, đây là một sự xáo trộn ý thức hệ cứng rắn🌄", một nguồn tin Nhà Trắng nói🐠 với The Hill.
Cột mốc lịch sử u ám
N𝓡gày 7-4, Ngân hàng Deutsche Bank ra thông điệp cảnh báo khách hàng rằng "hiếm khi nào một vài ngày sắp tới đây lại quan trọng đến vậy".
Trong một phân tích mới, Deutsche Bank chỉ ra rằng cú sốc thị trường kể từ sự kiện tuyên bố thuế quan mà ông Trump gọi là "Ngày giải phóng" hôm 2-4 đã dẫn 𒆙đến một đợt thị trường sụt giảm tồi tệ xếp hạng thứ tư trong lịch sử kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau sự kiện Thứ hai đen tối năm 1987, Đại khủng hoảng tài chính 2008 và thời điểm giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19.
Tối đa: 1500 ký tự
ꦺ Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận