Ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Việc cân bằng trong các mối quan hệ và các chính sách đảm bảo tính nhất quán, không để lại những hậu quả tai hại từ một chính sách hay mối quan hệ nào đó đến các đối tác khác là hết sức quan trọng.

thuế  - Ảnh 1.

Thịt nhậpꦦ khẩu bán tại siêu thị ꦬở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

"Tôi vừa trao đổi với (ông) Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông nói rằng Việt Nam sẽ đưa thuế suất của họ về KHÔNG nếu họ có thể để🅠 có thỏa thuận với Mỹ. Đại diện cho đất nước, tôi đã cảm ơn ông ấy và nói rằng tôi tꦍrông chờ một cuộc gặp trong tương lai gần".

Đó là những dòng đầu tiên với tín hiệu đầy tích cực mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng t🀅rên mạng xã hội ngày 🔥4-4, sau khi ông công bố thuế đối ứng toàn cầu.

Cuộc điện đàm thể hiện sự nhạy bén và kịp thời của lãnh đạo 𒊎Việt Nam trong việc tìm cách giải quyết vấn đề thách thức, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai phát triển của đất nước.

Cả thế giới đang sốc. Chỉ riêng Mỹ, giá trị chứn💝g khoán của các công ty niêm yết sau hai ngày đã bốc hơi 6.000 tỉ USD, bằng hơn 20% GDP của nước này ♑và 15 lần GDP của Việt Nam.

Trong tình huống khẩn cấp hiện nay, để có thể đàm phán được một mức thuế với Mỹ cũng như các điều kiện khác t😼huận l☂ợi nhất cho sự phát triển của đất nước và duy trì mối quan hệ với các đối tác khác, Việt Nam có thể xem xét một số vấn đề sau:

Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ nhất có thể các thông tin dữ liệu cần thiết. Trước hết là tính đúng, tính đủ thương mại hai chiều (bao gồm cả dịch vụ).

Ví dụ mấy chục nghìn du học sinh tại Mỹ mỗi năm Mỹ đã "xuất khẩu" tại chỗ được nhiều tỉ USD dịch vụ. Các dịch vụ khác cũng rất lớn. Tiếp♊ đó là phân tách giá trị hàng hóa mà Việt Nam xuất sang Mỹ với phần của các công ty Mỹ trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thông tin về các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn và hưởng lợi ở Việt Nam và những mặt hàng hoặc dịch vụ mà Việt Nam có thể "trao đổi" tương ứng với các hàng hóa 🌼và dịch vụ mà Việt Nam đang xuꦉất khẩu sang Mỹ là hết sức quan trọng.

Thứ hai, rà soát🐼 lại toàn bộ các chính sách Việt Nam đang áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những doanh nghiệp Mỹ.

V꧑ới những loại thuế và các quy định phi thuế quan thì cần rà soát và loại bỏ (theo lộ trình hợp lý) những thứ có thể nhằm giảm thiểu sự nghiêm trọng hoặc góc nhìn tiêu cực của phía Mỹ.

Giải quyết sớm nhất có thể những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ, nhất là quan hệ kinh tế, thươ🀅ng mại giữa hai nước mà phía Mỹ yêu cầu.

Thứ ba, tăng cường mua hàng hóa dịch vụ và đầu ♏tư vào Mỹ, đặc biệt là những m꧒ặt hàng có tính chiến lược, có tác dụng dài hạn cho sự phát triển của Việt Nam.

Trong đó, giáo dục và năng lựcꩲ nghiên cứu cần được tập trung. Việt Nam cần đưa thêm du học sinh và các chương trình hợp tác nghiên cứu sang Mỹ.

Điều này sẽ giúp Việt Nam hiện thực hóa chiến lược phát triﷺển khoa học công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia mà nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã đề ra. Thêm vào đó, thúc đẩy đầu tư vào Mỹ là một ♊việc cần làm.

Thứ tư, rà soát lại các chính sách để đảm bảo nền kinh tế thị trường hoạt động ♍một cách đ🎶ầy đủ nhất.

Điề💙u này sẽ là một mũi tên nhắm trúng hai đích: loại bỏ tối đa các yếu tố mà Mỹ liệt Việt Nam thuộc nước không có nền kinh tế thị trường và tạo dựng sân chơi bình đẳng thúc đẩy lực lượng doanh nghiệp phát triển, nhất là các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Thứ năm, 😼những gì xảy ra trên bàn đàm phán là hết sức quan trọng. Do vậy cần phải lựa chọn được đội ngũ có năng lực và tinh nhuệ nhất cho việc này cùng với việc có được lực lượng hậu cần đằng sau với thông tin đầy đủ nhất cộng với trí tuệ để có thể hỗ trợ những người đang ở ngoài "chiến trường" một cách tốt nhất.

Cuối cùng, Mỹ chỉ là một đối tác và các đối tác khác cũng hết sức quan trọn𓂃g cho sự phát triển của Việt Nam.

Vì vậy việc cân bằng trong các mối quan𓃲 hệ và các chính sách đảm bảo tính nhất quán, không để lại những hậu quả tai hại từ một chính sách hay mối quan hệ nào đó đến các đối tác khác là hết sức quan trọng. 

Đây chính là nghಞệ thuật của ngoại giao cây tre trên nguyên tắc lợi ꧙ích quốc gia là trên hết.

Ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ - Ảnh 1.Thủ tướng: Bị áp t🅷huế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế the💞o hướng bền vững

Ngày 6-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và quý 1-2025 trực tuyến với các địa ♈phương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tu🌠ổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên