Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Đại biểu Quốc hội cho rằng các quy định pháp lý cần được thiết kế chặt chẽ, thông thoáng theo hướng hỗ trợ đặc biệt để tạo thuận lợi tối đa giúp doanh nghiệp tư nhân.

kiểm tra doanh nghiệp - Ảnh 1.

Sẽ có hàng loạt chí𝐆nh sách hỗ trợ doa🌌nh nghiệp tư nhân phát triển - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nhiều đại biểu ủng hộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển nhưng đề nghị cân nhắc quy định thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp mỗi năm không quá một lần, trong khi các chính sách hỗ trợ vay vốn, đất đai... phải đả🀅m bảo tính khả thi, hiệu quả.

Chiều 15-5, Quốc hội đã thảo luận tại tổ sau khi Chính phủ trình dự thảo nghị q🤪uyết của Quốc hội về cơ chế, chính sáꦛch phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm sẽ khó quản?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết để đạt mục tiêu đến năm 2030 cả nước có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, dự thảo đưa ra hai nhóm chính sách. Trong đó, nhóm chính sách thứ nhất đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiệ🌠n dự án trọng điểm, quan ♋trọng quốc gia. Nhóm chính sách thứ hai hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu.

Nghị quyết còn đưa ra hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thuế và mua sắm công, hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công. Hỗ trợ tài chính tín dụng như việc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa; cho vay khởi nghiệp; ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu; 🔜hỗ trợ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đào tạo nhân lực.

Đặc biệt số lần thanh tra kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần trong năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ 📖ràng. Ưu tiên thanh tra kiểm tra từ xa dựa 💃trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra kiểm tra trực tiếp. Miễn kiểm tra nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh tuân thủ tốt quy định pháp luật; thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng việc xây dựng chính sách đặc biệt, đột phá phát triển kinh tế tư nhân rất cần thiết, song các cơ chế chính sách cần được xem xét kỹ để đáp ứng đúng nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Khẳng định "không đồng ý việc thanh tra nhũng nhiễu, tiêu cực, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh",⛦ nhưng bà Lan cho rằng kh✤ông phải vì một bộ phận tiêu cực mà loại bỏ tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra. Nhất là trong bối cảnh tình hình hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng càng lúc càng phức tạp" - bà Lan nói và đề nghị xem xét một cách nghiêm túc các quy định thanh tra kiểm tra để vừa đúng luật, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng theo bà Lan, những cản trở để doanh nghiệp tư nhân chưa phát triển tương xứng do nhiều nguyên nhân, như khả năng tiếp cận vốn, nguồn lực đất đai, hỗ trợ lãi suất, giải quyết thủ tục hành chính... còn hạn chế. Những doanh ng👍hiệp, cá nhân làm ăn chân chính bị hàng giả, hàng gian, hàng kém chất lượng bủa vây, phá giá. "Nếu không đẩy mạnh thanh tra kiểm tra để dẹp "cỏ dại", sao "lúa mạch" phát triển được?", bà Lan nói🍸.

Phải có cơ chế ngăn ngừa doanh nghiệp lợi dụng

Đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) cho rằng việc quy định thanh tra và kiểm tra với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không được quá một lần/năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng là hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước để tạo điều 🌟kiện cho kinh tế tư nhân phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu quy định không rõ ràng sẽ tạo khoảng trống pháp lý, dễ bị lợi dụng.

Do đó, ông Tuấn cho rằng các quy định pháp lý cần được thiết kế chặt chẽ, thông thoáng theo hướng hỗ trợ đặc biệt để tạo thuận lợi tối đa giúp doanh nghiệp tư nhân. Do vậy cần bổ sung cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm tra với các cơ quan khác có liên quan nhằm đảm bảo việc thanh tra và kiểm tra không quá một lần trong năm nhưng hiệu quả, giúp ngăn ngừa khả năng một số doanh nghiệp không chân chính lợi dụng để vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) đề nghị bổ sung quy định trong quá trình thanh tra kiểm tra, cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các loại giấy tờ do chính cơ quan đó đã cấp, các loại giấy tờ đã công bố hoặc đã được cập nhật trên các cơ sở dữ liệu quốc gia💃 mà cơ quan đó có quyền truy cập nhằm giúp thúc đẩy Chính phủ điện tử, cơ quan nhà nước buộc phải sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử.

"Nhiều thứ đã điện tử hóa rồi mà cơ quan nhà nước cứ đòi bản giấy" - ông Đồng nói và đề xuất có quy định cho phép doanh nghiệp được quyền viện dẫn các trường hợp tương tự đã có kết l🤪uận trước đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu cơ quan nhà nước quyết định khác so với vụ việc trước🥂, cần phải giải thích rõ lý do để tránh tùy tiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cấp phép.

Thảo luận tại tổ, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc băn khoăn nếu thanh tra kiểm tra chỉ thực hiện một năm/lần "không biết có đầy đủ không", nhất là khi có những lĩnh vực liên quan tới an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, những vấn đề cấp thiết cấp bách.🔥.. có thể bộc lộ những lỗ hổng. Vì vậy, ông đề nghị cân nhắc nội dung này để giao cho Chính phủ quy định phù𒆙 hợp chi tiết tùy vào từng ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, những vi phạm được phát hiện trong thanh tra kiểm tra phải xử lý nghiêm, thậm chí phải xử lý hình sự với những việc nghiêm trọng, vi phạm có hệ thống... Với quy định miễn kiểm tra thực tế đối với doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật, theo ông Phớc, cũng cần phải cân nhắc kỹ bởi cơ quan quản lý nhà nước kh♕ông biết doanh nghiệp tuân thủ đúng hay không và chỉ được kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm.

- Ông LÊ QUÂN (giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội):

Cần có cơ chế cụ thể doanh nghiệp phá sản

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng - Ảnh 2.

🍰Khu vực kinh tế tư nhân cần cơ chế tiếp cận nguồn lực, cơ chế được phá sản. Cứ 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sau 5 năm có tới 3/4 có khả năng phá sản. Nhưng với thủ tục phá sản khó khăn và phức tạp như hiện nay, doanh nghiệpchưa phá sản được, khó giải quyết các vấn đề liên quan nên doanh nhân khó có cơ hội làm lại.

Cần có cơ chế chỉ định thầu, ưu tiên dự án trọng điểm và dự án khoa học công nghệ, không nên hạn chế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này có nguồn lực hạn chế, nên dù có giải pháp khoa học công nღghệ tốt nhưng khó có thể tham gia đấu thầu. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, thí điểm và có cả đặt hàng với các doanh nghiệp nhỏ và vừ𒉰a.

Đối với việc cho thuê tài sản công với đất đai, cần giao cho chính quyền địa phương, nên mở rộng đối tượng cho thuê tài sản công, Chính phủ hướng dẫn và không nên giới hạn. Tài sản công tồn tại nhiều nhất là đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước, nếu có cơ chế này thì hợp tác khai thác tốt hơn. Tài sౠản công không chỉ đất, cơ sở vật chất mà còn nền tảng khoa học công nghệ, nền tảng số, trang thiết bị, sở hữu trí tuệ giúp chuyển giao tốt hơn.

Vì vậy, nghị quyết này cần để Chính phủ hướng dẫn các cơ chế cụ 🉐t🍨hể trong hợp tác khai thác tài sản công, đáp ứng triển khai cả những dự án đổi mới sáng tạo.

- Ông TẠ ĐÌNH THI (phó chủ nhiệm Ủy ban 🉐Khoa học, Công nghệ và Môi trường):

Đơn giản hóa việc thành lập doanh nghiệp

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng - Ảnh 2.

Để đạt mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp, chính sách cần quan tâm tới việc rà soát quy định, cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình thành lập doanh nghiệp và cấp phép kinh doꦦanh. Dự thảo chưa đề cập đầy đủ, cần nghiên cứu bổ sung. Đặc biệt cần quan tâm tới việc thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các trường ℱđại học.

Các quy định tham gia đấu thầu công, có quy định ưu tiên nhưng cần nghiên cứu mở rộng hơn. Quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần xem xét, nhưng địa phương có thể thành lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ở địa phương ngoài quỹ trung ương. Vì thực tế chưa có sự hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên💞 có quỹ hỗ trợ doanh nghiệp 𒊎tư nhân địa phương là cần thiết.

- Ông NGUYỄN MINH ĐỨC (phó chủ nhiệm ♓Ủy ban Quốc phòng - An ninh và Đối🌟 ngoại):

Soi chiếu từng lĩnh vực xem tìm điểm nghẽn

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng - Ảnh 2.

Để thể chế hóa toàn bộ nghị quyết 68 của Bộ Chính trị (về kinh tế tư nhân), các cơ quan chức năng phải tập hợp, soi chiếu với các quy định🐼 trong từng lĩnh vực đang vướng gì, những điểm nghẽn và rào cản nào dẫn đến việc chưa được bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước trong tất cả hoạt động đầu tư mọi lĩnh vực.

Chúng ta hiểu rằng mỗi một luật đều có những quy định các loại hình kinh doanh khác nhau, mỗi loại đều có quy định về nguyên tắc, thủ tục, thuế... Vậy có những vướng m🎉ắc, điểm nghẽn nào cần phải được xem xét kỹ? Nếu không có tổng kết về những điểm nghẽn, điểm vướng, điểm bất bình đẳng trong lĩnh vực này, nghị quyết chưa giải quyết được các mục tiêu đề ra trong nghị quyết 68.

Nên tăng thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp

Với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ lo ngại về tính khả thi đối với quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khi cho rằng không có cơ chế nào thu tiền khi tài sản đảm bảo, nếu tài sản thế chấp không có. "Thực tế, các ngân hàng thương mại cho vay 𝔍tài sả꧒n đảm bảo còn không thu tiền được", ông Phớc nói và cho rằng quỹ cần làm nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp như chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ, thu hút công nghệ cao, giải phóng mặt bằng...

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng - Ảnh 5.

Theo các đại biểu, các quy định pháp lý cần đư𒉰ợc thiết kế chặt chẽ, thông thoáng theo hướng hỗ trợ đặc biệt để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tư nhꦫân - Ảnh: HÀ QUÂN

Theo đại biểu Trần Kim Yến (TP.HCM), đối với doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là sự bình đẳng trong kinh doanh. Bình đẳng ở cơ hội tiếp cận vốn, giải quyết thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ... nhằm tạo nên sự cạnh tranh sòng phẳng giữa các doanh nghiệp. Bởi thực tế có những d🌺oanh nghiệp sân sau với cách làm cạnh tranh không công bằng trở thành cản trở rất lớn cho những doanh nghiệp mới lớn.

"Vì vậy, theo tôi, chương cải thiện môi trường kinh doanh nên được đổi thành chương về tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, giảm nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp. Thực tế việc thಞan𝓡h tra, kiểm tra vừa qua được doanh nghiệp phản ánh phiền hà nhất. Quy định cụ thể trong nghị quyết có thể tạo môi trường minh bạch cho doanh nghiệp phát triển đàng hoàng, kích thích kinh tế tư nhân", bà Yến nêu.

Cũng theo bà Yến, chính sách về hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng kinh doanh, dù đã có một số luật có quy định điều này nhưng thực tế doanh nghiệp rất khó tiếp cận. "Qua giám sát tại TP.HCM, có nhiều tài sản nhà đất công bỏ trống, hoang hóa nhưng để doanh nghiệp vào thuê rất khó k💙hăn. Do vậy cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về các quy chế, tiêu chuẩn hỗ trợ, cho thuê... Nếu không sẽ rất khó thực hiện chính sách này", bà Yến đề nghị.

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dabaco Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng nếu chỉ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 n✅ăm và giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo như dự thảo luật là quá ngắn so với chu kỳ phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đề nghị nâng thời hạn miễn thuế lên 5 năm, tiếp tục giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm kế tiếp nhằm tạo "không gian tài chính" đủ dài cho nhóm doanh nghiệp này.

Theo ông So, cần bổ sung điều khoản về hỗ trợ chi phí đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, rút ngắn thời 𓂃gian xử lý thủ tục liên quan. Thực tế, nhiều quốc gia đã có chính sách hỗ trợ cụ thể, Singapore hỗ trợ tới 70% chi phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ quốc tế, tối đa 20.000 SGD/doanh nghiệp/thị trường. Thông qua hệ thống trung tâm IP, từ năm 2009 đến nay Hàn Quốc đã hỗ trợ hơn 11.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc đăng ký, bảo vệ và xử lý tranh chấp về sở hữu trí tuệ.

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng - Ảnh 6.Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1🍃 lần/năm

Không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinhಌ doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất 𓃲 

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên