
Học sin𝓀h nêu băn khoăn tại Ngày hội tự tin vào lớp 10 - Ảnh: DANH KHANG
Ngày hội thu hút hơn 4.000 học sinh các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình và Hoàn Kiếm. Đông đảo pꦏhụ huynh cũng đến dự chương trình.
Không học thêm, có thi đỗ được không?
"Thông tư 29 về dạy thêm học thêm rất tốt đẹp vì muốnও bảo vệ những học sinh bị ép buộc học thêm. Nhưng chúng con đang là học sinh cuối cấp, chúng con cần được học thêm thì mới tự tin có thể thi đỗ trong kỳ thi vào lớp 10", một học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) nêu vấn đề.
Hàng ngàn học sinh tham dự ngày hội tự tin vào lớp 10 ꦗtại Hà Nội - Video: NGUYỄN HIỀN
Cũng liên quan việc này, khá nhiều câu hỏi của phụ huynh, học sinh Hà Nội được gửi đến ban tư vấn Ngày hội tự tin vào lớp 10 - chương trình tư vấn đặc biệt dành cho học sinh thi vào lớp 10 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội lần đầu tổ chức tại Trường T꧟HPT chuyên Chu Văn An.
Ông𒁏 Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đặt ngược câu hỏi lại với học sinh: "Có bao nhiêu em đã làm hết các bài tập, trả lời các câu hỏi có trong sách g🎀iáo khoa?".
"Các em thử cộng xem đã làm bao nhiêu bài tập, trả lời bao nhiêu câu hỏi trong sách giáo khoa. Rồi xem có bao nhiêu bài giống nhau, bao nhiêu bài khác nhau. Nếu chưa làm thì hãy làm đi, các em sẽ tự tin", ông nói với học sinh. Ông nhắn nhủ các em hãy chủ động tự học, tự xây dựng cho mì🅘nh một kế hoạch ôn tập.
"Thông tư 29 có nhiều thay đổi về quy 🔯định dạy thêm học thêm, nhưng điều tôi muốn thay đổi nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn là việc 'học thêm' chứ không phải 'dạy thêm'. Học thêm là chủ động tự học, tự ôn tập, tự bổ sung kiến thức cho mình. Nếu không hiểu, chưa rõ thì có thể hỏi thầy, nhờ thầy cô giải đáp", ông Thành nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục tr꧂ung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), giải đáp câu hỏi của𓄧 học sinh - Ảnh: DANH KHANG
Chia sẻ thêm về câu chuyện ôn thi và "làm gì để thi đỗ nếu không còn dạy thêm trong nhà trường", thầy Lưu Văn Thông, hiệu trưở🍌ng Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) hỏi các bạn học sinh "có bao nhiêu em tự tin về cách tự học?". Nhiều cánh tay giơ lên và thầy Thông mời một học sinh Trường THCS Nguyễn Du lên sâu khấu, em cho biết em tự tin vào việc tự học của mình.
"Em nghĩ để ôn tập tốt cần dành thời gian cân đối cho các môn học. Nếu các môn xã hội cần ôn tập kỹ các chủ đề và tham khảo thêm tài liệu để mở rộng vốn hiểu biết, thì các môn tự nhiên rất cần phải 'vừa học vừa hành', làm tốt các bài thí nghiệm, liên hệ thực tế. Và một điều ✤nữa, cần phải biết chăm sóc sức khỏe và có kế hoạch cho việc ôn tập hợp lý", em học sinh chia sẻ.

Em học sinh lớp 9 Trườn🔯g THCS Nguyễn Du chia sẻ cách tự học của ❀bản thân với các bạn tại chương trình tư vấn - Ảnh: DANH KHANG
Tiếp nối lời chia sẻ của em học sinh, thầy Lưu Văn Thông tư vấn: "Để ôn thi tốt, cần chia nhỏ mục tiêu đối với từn🃏g môn học, không ôm quá nhiều và phải dành nhiều thời gian cho việc tự học từ 2-3 tiếng trong ngày.
Họcꦬ thêm không có nghĩa là ngắt kết nối với thầy cô qua điện thoại, tin nhắn… để thầy cô giúp ta hiểu những điều còn thiếu. Học thêm phải có tài liệu, đó là phiếu học tập, bài kiểm tra do thầy cô cung cấp liên quan tới các chuyên đề ôn tập.
Các em hoàn toàn có thể nhờ thầy, cô tư vấn những cuốn tài liệu nào cần và có thể tham khảo hiệu quả. Ngoài ra các em cũng có thể tham khảo các đề thi, làm thử các💝 bài thi nghiêm túc".

Thầy Lưu Văn Thông chia sẻ cách tự họcಞ cho các em học sinh - Ảnh: DANH KHANG
Những chia sẻ của các thầy trong ban tư vấn đều nhấn mạnh nếu biết tự học tốt, các em có thể tự tin thi vào lớp 10. Tuy nhiên các thầy cô chắc chắn sẽ không để các em một mình mà sẽ đồng ꦗhành với các emꦐ.
Ông Trần Đăng Nghĩa, phó trưởng Phòng Giáo dục trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, mong các em học sinh không nên nói "khó quá không làm được", mà nên nói "con làm thế này có ổn k✤hông? Con làm thế này đã đúng chưa?".
Theo ông, muốn tự tin, các em phải làm trước, học tr𓃲ước, chuẩn bị trước thay vì chờ đợi. Sự chủ động trong việc học tập là "bí kíp" quan trọng nhất để các em thành công.
Khi nào Hà Nội công bố môn thi thứ ba? Cách tính điểm chuẩn lớp 10 năm nay?

Phụ huynh đặt câu hỏi cho các chuyên gia tư vấn - Ảnh💛:💜 DANH KHANG
Đây là câu hỏi không chỉ học sinh mà nꦇhiều phụ huynh tại ngày hội quan tâm. Ông Nghiêm Văn Bình, phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội), cho biết cuối tháng 2-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp và môn thi thứ ba trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
Tuy nhiên ông lưu ý các em học sinh không nên chờ công bố môn thi thứ ba mà hãy chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập và nắm chắc kiến thức, yêu cầu căn bản đღược dạy trong chương trình chính khóa.
"Học sinh có 3 nguyện vọng vào lớp 10 công lập. Trong đó nguyện vọng 1 và 2 phải trong cùng một khu vực tuyển sinh phù hợp với nơi đăng ký thường📖 trú hoặc nơi cư trú thực tế. Nguyện vọng 3 đăng ký trong một khu vực tuyển sinh bất kỳ của 12 khu vực tuyển sinh tại Hà Nội", ông thông tin.
Trả lời câu hỏi của một số học sinh Trường THCS Giảng Võ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) về cách đăng ký nguyện vọng, ông Bình tư vấn: "Khi đăng ký các nguyện vọng, cần cân nhắc không đăng ký nguyện vọng 1 và 2 vào 🦩cùng một tốp trường (có sức hút tương tự nhau, thể hiện ở số lượng đăng ký, điểm chuẩn những năm gần đây).
Khi học sinh đã đỗ ng𓂃uyện vọng 1 sẽ không được xét tiếp nguyện vọng 2 và 3. Vì thế phải cân nhắc🦩 kỹ khi sắp xếp nguyện vọng. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội không cho phép điều chỉnh nguyện vọng sau khi đã quá hạn đăng ký nguyện vọng".

Ông Nghiêm Văn Bình, phó trưởng phòngꦏ phụ trách Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) - Ảnh: DANH KHANG
Ông cũng 💃🍌nêu một điểm mới về cách tính điểm chuẩn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay: "Dự kiến sẽ không nhân hệ số 2 với các môn thi toán, văn như các năm trước. Vì thế tổng điểm chuẩn có thể sẽ hạ so với các năm trước, nhưng không có nghĩa đề thi khó hơn hay kết quả thi sẽ giảm mà chỉ do thay đổi cách tính điểm".
Một số phụ huynh và học sinh lo lắng: "𝓡Môn thi ngữ văn không sử dụng ngữ liệu 🎐trong sách giáo khoa thì ôn tập như thế nào?".
Ông Bình giải đáp: "Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trong đó có môn ngữ văn. Đây là một căn cứ tin cậy để học sinh tham khả🎃o và h꧙ình dung về cấu trúc đề thi, để ôn tập.

Phụ huynh nghe chuyên gia giải đáp tại Ngày ꦚhội tự tin vào lớp 10 - Ảnh💙: DANH KHANG
"Dễ cùng dễ, khó cùng khó", hãy biết tận dụng lợi thế của mình
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Chu Văn An trao đổi với các em học sinh: Trước mỗi lần có những thay đổi về thi cử, hãy nhớ 'dễ cùng dễ, khó cùng khó'. Nên đừng quá lo lắng, thay vào đó hãy biết cách tính toán, đầu tư cho việc ôn tập để có thể 'gỡ điểm', tăng lợi thế cho mình trong cuộc cạnh tran♏h để thi đỗ.
Cụ thể, trong nhóm môn liên quan tới kỳ thi, phải biết môn nào đã tốt rồi, môn nào còn đuối. Cần cố gắng phát ༺huy điểm mạnh để có điểm bài thi cao nhất, bên cạnh đó dành thời gian nhiều hơn cho những môn học còn đuối.
"Khi thầy cô trả bài kiểm tra, cần kiểm tra lỗi sai ở đâu và tìm hiểu vì sao mắc lỗi. Có thể hỏi bạn, rồi hỏi thầy cô để biết rõ điều này. Khi chủ động như 🐲vậy, các em sẽ không mắc lỗi tương tự. Còn một điều nữa là cần biết rõ mỗi mô🎀n học có những đặc điểm gì để đạt điểm cao. Ví dụ ở môn toán thì không được bỏ bước giải. Vì cho dù đạt kết quả đúng nhưng bước giải thiếu, các em có thể bị trừ điểm", cô Nhiếp nói.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Chu Văn An, trả lời câu hỏi của các bạn học sinh - Ảnh:🅰 DANH KHANG
"Điểm kiểm tra của học sinh lớp 9 năm nay th🎃ấp hơn hẳn so với học sinh học chương trình cũ. Điều này có ảnh hưởng đến điểm chuẩn vào lớp 10 năm🥀 nay không?". Với câu hỏi này, thầy Lưu Văn Thông khuyên "phụ huynh nên sát sao đồng hành với các con trong giai đoạn ôn tập và chuẩn bị chọn nguyện vọng xét tuyển.
"Căn cứ vào điểm chuẩn các năm, các vị có thể tính được điểm trung bình mỗi môn thi vào trường mình muốn đăng ký nguyện vọng là bao nhiêu. Từ đó, s🎶oi chiếu lại trong quá trìn♎h ôn tập, các bài kiểm tra, các bài thi thử của con mình đạt được đến mức nào.
Ví dụ điểm trung bình của con trong các bài kiểm tra, thi thử chỉ đạt 6-7 thì nên cân nhắc khi đăng ký vào trường thường có điểm trung bình môn thi là 8-9 điểm. Dĩ nhiên, nếu học sinh có quyết tâm thì bố mẹ nên cùng con xây dựng lộ trình cố gắng chứ đừng vội nói với con những câu như 'sức học của🥂 con làm sao ꦺđỗ được'", thầy Thông chia sẻ.
Học môn văn thế nào để trên 8,5 điểm? Ôn thi ra sao với đề thi sử dụng "ngữ liệu lạ"?

Học sinh nhận thông tin tư vấn từ các trườngཧ tại chương trìn꧒h - Ảnh: DANH KHANG
Chia𒆙 sẽ những băn khoăn về môn văn, ông Trần Đăng Nghĩa, phó trưởng Phòng Giáo dục trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội) cho biết: Môn ngữ văn trong nhiều năm đã sử dụng ngữ liệu ở bên ngoài, các em cần lưu ý để làm quen.
Với môn văn, để có thể làm được đề thi có ngữ liệu bên ngoài, các em cần chú ý đến yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung trong chương trình học chính khóa. Khi nắm được yêu cần cần đạt, nói cách khác là cách làm, các bước triển khai… các em có thể đáp ứng được yêuꦉ cầu của đề thi, cho dù sử dụng ngữ liệu đã có trong sách gi🌟áo khoa hay ngoài sách giáo khoa.
Ngoài việc bám sát yêu cầu cần đạt của các nội dung học cụ thể, ông Nghĩa khuyên h𒅌ọc sinh chịu khó đọc, đọc văn bản giấy càng tốt. Nhưng cần chọn các tác phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. ༒;
Bằng cách đọc nhiều và thực hành viết nhiều, các em có thể nâng được năng lực môn văn, tự tin với "đề 💯thi thời đổi mới" và có thể đạt được mức điểm cao như 8-8,5 đi🎶ểm.
Một học sinh Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm trao đổi lại với ban tư vấn: "Em đã nghe và đồng ý với các thầy trong việc học sinh phải chủ động 🧔ôn tập, tăng cường thời gian tự học. Nhưng em vẫn có những băn khoăn chưa có lời giải đáp.
Cụ thể, những kiến thức trong sách cũ có được áp dụng vào bài thi không? Em biết có tỉnh hiện nay ban h🦋ành văn bản quy chuẩn 🎐sử dụng kiến thức nào trong bài thi. Em mong Hà Nội cũng có văn bản như vậy".
Trao đổi với em, ông Nguyễn Xuân Thành khẳng định: "Chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thống nhất thực hiện trên cả nước nên kh𒁃ông thể có việc các tỉnh tự quy🔯 định quy chuẩn về kiến thức hay giới hạn kiến thức liên quan tới đề thi.
Việc sử dụng kiến thức, cách trình bày như thế nào để phục vụ yêu cầu𒆙 học tập cũng như yêu cầu của bài thi không cứng nhắc, các em hoàn toàn có thể chủ động linh hoạt sử d𝄹ụng ngữ liệu, cách thức để đáp ứng được yêu cầu học tập, yêu cầu kỳ thi".

Phụ huynh nghe chuyên gia giải đáp tại Ngày hội tự tin vào lớp 😼10 - Ảnh: DANH KHANG
'Đừng cố tình học một môn chuyên không đúng sở thích'
Tại khu vực tư v🦹ấn tâm lý - gỡ rối hướng nghiệp, đông kín phụ huynh, học sinh ngồi chờ được tư vấn, giải đáp. Một phụ huynh thắc mắc: "Con có nhất thiết phải học một môn chuyên ở trường chuyên nào đó khi đây không phải là môn học yêu thích không?".
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý - giáo dục, giám đốc trung tâm hợp tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), cho biết thực tế có nhiều trường hợp phụ huynh hướng con lựa chọn học th🌃eo phương án này khi trượt môn chuyên yêu thích. Việc này nhằm mong muốn vực sức học của con em lên.
Ông Hà lấy ví dụ, có trường hợp học sinh có năng⛦ khiếu khối tự nhiên, tuy nhiên thi trượt chuyên toán, lý, hóa, sinh, phụ huynh lại chuyển sang cho con học lớp chuyên văn, sử, địa.
Theo ông Hà, việc học sinh lựa🐼 chọn theo học lĩnh vực không phù hợp năng lực, sở thích sẽ nguy cơ bị stress, chán học, bỏ h▨ọc rất cao.
"Cố tình học một môn chuyên không phù hợp năng lực, sở thích sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức học trong giai đoạn phổ thông. Quan ⛎trọng hơn cả, việc này sẽ liên quan đến chọn tổ hợp thi đại học trong tương lai, gây khó khăn khi thi tổ hợp tự nhiên. Nếu muốn thi tự nhiên thì học sinh phải tự học, tăng khối lượng kiến thức, đừng thêm nhiều áp ༺lực, gây quá tải", ông Hà nói.
Ông Hà cho biết thêm, phụ huynh và học sinh không nên quá quan tâm đến việc tꦍhi tốt nghiệp dễ hay khó, hãy quan tâm đến việc lựa chọn nghề nghiệp gì sau khi tốt nghiệp THPT, từ đó sẽ có những lựa chọn tổ hợp học tập phù hợp.
Ngoài được tư vấn, các bạn học sinh sẽ quét mã QR làm bài trắc nghiệm tạo cho bản th🌳ân một "hộ chiếu nghề nghiệp".
Lời khuyên của ban tư vấn cho học sinh
Kết thúc phiên tư vấn, lần lượt ban tư vấn dành🐎 cho các em học sinh và cả các bậc phụ huynh những lời chúc 🔴ngắn và ý nghĩa nhất.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An: Hãy chọn trường phù hợp với chính mì🐻nh.
Ông Nguꦦyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT): Muốn tự tin phải chuẩn bị hành trang kỹ và tự học thêm nhiều hơn là tr𝓰ông chờ vào "dạy thêm".
Ông Nghiêm Văn Bình, phó trưởng phòng phụ trách Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giá🎉o dục (Sở GD-ĐT Hà♓ Nội): Chỉ các em mới biết mình đang ở đâu và mình cần làm gì. Nên thay vì sợ khó khăn thì hãy hành động. Mong các bậc phụ huynh tiếp tục đồng hành với con trong thời điểm quan trọng trước kỳ thi.
Thầy Lưu Văn Thông, hiệu t🍃rưởng Trường THCS Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội): Thầy có ba từ thôi: Bình tĩnh, tự tin và chiến thắng.
Các thầy cô trong ban tư vấn cùng hô to ba từ bình tĩnh, tự tin, chiến thắng với các em học sinh lớp 9 lưu lại phiên tư vấn để khép lại ngàyౠ hội.

Học sinh tham dự Ngày hội tự tin vào lớp 10 sáng 23-2 - Ảnh: QUỲNH TR𝔍ANG

Các em thích thú được tham gia nhiều hoạt động thú 🤪vị tại ngày hội - Ảnh: DANH KHANG

Các bạn học sinh chăm chú xem anh chị chuyên hóa Trường THPT chuyên Chu Văn An làm thí nghiệm - Ảnh: DA🔯NH KHANG

Cô Quỳnh Anh, giáo viên c🍰huyên vật l🐎ý Trường THPT chuyên Chu Văn An đang hướng dẫn một bạn học sinh sử dụng kính thiên văn - Ảnh: DANH KHANG

Quét mã trả lời🐼 câu hỏi nhận quà tại chương trình - Ảnh: QUỲNH TRANG

Phụ hu𒈔ynh tìm hiểu thông tin các trường tại chương trình - Ảnh: QUỲNH TRANG


Rất nhiều điều ước đ﷽ược các em ghi lại trên những tấm giấy nhớ, nhằm lưu lại ước mơ của bản thân - Ảnh: DANH KHANG
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy💎 là 🤡người đầu tiên bình luận