Làm gì khi bị bạo lực học đường?

Ngày 31-3, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam tổ chức chương trình kỹ năng ứng phó bạo lực học đường.

bạo lực học đường - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quꦛận 1, TP.HCM) giơ tay đặt câu hỏi cho khách mời tại chương trình - Ảnh🌃: DUYÊN PHAN

Chương trình diễn ra tại Trường tiểu học❀ Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM. Các khách mời bao gồm TS tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH ꧋Luật TP.HCM; ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An, nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; nhà báo Hoàng Hương, phóng viên Ban giáo dục, báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên… Nếu tình huống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với bố mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Tiến sĩ tâm lý TÔ NHI A (♎giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM)

Lo lắng, bất an trong cộng đồng

Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã tổng hợp hàng loạt các vụ bạo lực học đường trong thời gian qua và vấ♑n nạn này đang 🏅là một thách thức lớn với ngành giáo dục và xã hội. Phát biểu tại chương trình, nhà báo Hà Thạch Hãn - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ - nhấn mạnh: "Hành vi bạo lực không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho các em học sinh, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục, gây ra sự lo lắng, bất an trong cộng đồng".

Chia sẻ và ra mắt sách 'Kỹ năng ứng pho▨́ bạo lực học đường' dành cho học sinh tiểu học

Nhưng làm sao để học sinh có thể nhận biết được chính mình đang bị bạo lực học đường? Trả lời các chuyên gia tâm lý tại buổi giao lưu, nhiều học sinh đưa ra các nhận biết về việc bản thân bị bạo lực thông qua việc các em "bị đánh", "bị ngắt tay", "bị body shaming" (chê bai, nhạo báng ngoꦚại hình)...

Tuy vậy, theo nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Đào Lê Tâm An - m🌳ột trong năm tác giả của cuốn sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường", những hành vi trong nhà trường như hà🐠nh hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, cô lập, xua đuổi... đều là những hành vi bạo lực học đường. 

Bên cạnh hành ♒vi bạo lực thân thể còn có những hành vi bạo lực tinh thần, bạo lực xã hội và bạo lực trên môi trường mạng... Học sinhꦬ cần nhận diện được tất cả các loại bạo lực học đường này.

Trang bị kỹ năng cho học sinh

Khi học sinh bị bạo lực học đường, các em phải làm sao? Trước tình huống cấp bách với bản thân, TS Tô Nhi A - đồng chủ biên cuốn sách "Kỹ năng🦩 ứng phó bạo lực học đường" - kh🐈uyên học sinh phải "ngay lập tức biết cách tự bảo vệ an toàn cho bản thân". 

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên... Nếu tình hu♕ống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với cha mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Làm sao biết bạn bè của mình đang bị bạo lực học đường? Trước câu hỏi này, học sinh đã trả lời ba dấu hiệu nhận diện. Đó là học sinh đó sẽ "không muốn đến trường", "thân thể đầy vết tích", "sợ hãi và cau có...". Các chuyên gia tâm lý đồng tình với cách nhận biết bạn bè bị bạo lực học đường của các em học sin♉h nói trên.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi bạn bè có dấu hiệu bị bạo l꧅ực học đường, học sinh hãy báo với những người tin cậy, có trách nhiệm để giúp bạn bè các em có thể thoát khỏi tình cảnh bị bạo lực học đường. Các em học sinh luôn hình dung ba người tin cậy nhất có thể chia sẻ về những vấn đề mà các em hoặc bạn các em gặp phải trong bạo lực học đꦜường. 

Những người tin cậy nhất đ🐓ối với các em có thể là cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Các em muốn "cứu bạn" trong các tình huống bị bạo lực học đường, phải nói ra với những người có trách nhiệm để người lớn sẽ có hướng giải quyết.

Trong bất cứ trường hợp nào, ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên cũng khuyên học sinh cần có thái độ rõ ràng với những hành vi bạo lực học đường của bất kỳ ai đối 𒉰với bản thân hoặc bạn bè các em. Sau đó các em cần chia sẻ với những người tin cậy.&n🌸bsp;

Bên cạnh những người tin c🐓ậy như cha mẹ, thầy cô thì có một tổng đài bảo vệ trẻ em (111) các em có thể gọi bấꦑt cứ lúc nào.

Ra mắt bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường"

Tại buổi giao lưu, bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" được bá𒐪o Tuổi Trẻ và Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam biên soạn với hai cuốn dành cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông được ra mắt.

Sách được NXB Giáo Dục ấn hành và phát hành tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam; các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học các tỉnh, thành phố và các cửa hàng sách tại TP.HCM. 𝓀Độc giả cũng có thể mua sách trực tuyജến .

Bộ sách giúp học sinh hiểu về bạo lực họꦍc đường và đưa ra các tình huống để các em có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cũng như giúp các em sống với bạn bè chan hòa, ấm áp trong môi trường học đường ngày càng an toàn hơn.

Làm gì khi bị bạo lực học đường? - Ảnh 2.Báo T🌳uổi Trẻ tổ chức chương trình kỹ năng ứng ph🌠ó bạo lực học đường

Buổi giao lưu với các chuyên gia tâm lý, nhà báo về kỹ năng ứng phó bạo lực học đường sẽ diễn ra lúc 7h ngày 31-3 tại Trường tiểu học Trần 𒉰Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM.

bạo lực học đường - Ảnh 2.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

𓄧 Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất ꦆ

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên