15/03/2025 05:40 GMT+7

Tưởng đang 'thay trời hành đạo', nhóm 'bà chủ' truy hỏi, cưỡng đoạt tiền nhân viên

Một nhóm "bà chủ" góp vốn để mở cửa hàng sữa và thuê hai nữ nhân viên bán hàng. Khi phát hiện hàng hóa bị thất thoát, nhóm này liên tục đe dọa nhân viên đưa vụ việc ra công an để uy hiếp tinh thần, nhằm cưỡng đoạt hơn 587 triệu đồng.

Khi chủ cưỡng đoạt tiền nhân viên - Ảnh 1.

Phiên tòa xét xử các bị cáo - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Một nhóm phụ nữ cùng góp vốn để mở cửa hàng sữa và thuê hai nữ nhân viên bán hàng. Khi phát hiện hàng hóa bị thất thoát, cả nhóm trong nhiều giờ (từ 8h - 23h50) đã ඣtiến hành kiểm kê rồi liên tục đe dọa nhân viên rằng sẽ đưa vụ việc ra công an để uy hiếp tinh thần, nhằm chiếm đoạt hơn 587 triệu đồng.

Bán hàng nhưng không nhập vào hệ thống khiến chủ thiệt hại hàng trăm triệu

Mới đây, TAND TP Đà Nẵng vừa xét xử các bà Nguyễn Lê Hoài An, Tăng Thụy Ngọc Hạnh, Phạm Thị Mỹ Dung, Mai Thị Kiên về tội cưỡng đoạt tài sản.

Hôm xét xử, nhóm bốn người phụ nữ đứng ở bục khai ♕báo và cách đó v🌠ài bước là khu vực dành cho bị hại - hai nữ nhân viên. Từ chỗ chủ và nhân viên cùng làm việc ở một cửa hàng, nay họ phải đứng trước tòa với vị trí hoàn toàn khác nhau.

Bản cáo trạng mà đại diện viện kiểm sát công bố đã "tái hiện" lại vụ cưỡng đoạt tài sản diễn ra tại cửa hàng của nhóm "bà chủ".

Bà An, Dung, Kiên, P. cùn🐟g góp vốn mở cửa hàng sữa ở phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) rồi thuê hai ꦆchị T.T.T.C. và P.T.S.H. bán hàng.

Vào sáng 27-3-2023,😼 do nghi ngờ thất thoát sữa nên bà An, Dung, Kiên yêu cầu hai nhân viên đến kiểm tra. Đến 18h, có thêm bà Hạnh (là chị của P.) được nhờ đến tham gia kiểm tra cùng.

Bốn người trên liên tục tra hỏi nhân viên về lý do thất thoát, tạo áp lực bằng cách🎐 đe dọa sẽ đưa ra công an.

Lo sợ nên hai nhân viên thừa nhận việc gây ra thất thoát hàng hóa, thừa nhận việc bán sữa cho khách nhưng không lên đơn, không🌠 nhập vào hệ thống quản lý và thu tiền của khách nhưng chưa nhập cho cửa hàng.

Số tiền t🐻hu của khách chưa nhập cho cửa hàng hai nhân viên sử dụng để mua 42 thùng sữa khắc phục. Số tiền chênh lệch còn lại họ đợi đến cuối tháng sẽ đ꧒ối chiếu, nếu thiếu sẽ nộp đủ.

Sa🌺u khi hai nhân viên thừa nhận sự việc, nhóm trên vẫn dọa sẽ tố cáo đến công an. Chị C. nói chỉ mượn hàng để giao cho khách, xong thì sẽ mua hàng trả lại, chứ không lấy của cửa hàng. Nghe vậy, bà An dọa vẫn bị truy tố.

Nhóm bị cáo yêu cầu khai về kế hoạch và các nhân viên giải thích không có kế ho🦩ạch nào, 42 thùng sữa khắc phục cho cửa hàng lấy của nhà phân phối để bù vào. Bốn người trên vẫn dọa nếu đưa ra công an để điều tra việc cố tình đưa hàng giả vào làm ảnh hưởng đến th🍃ương hiệu của cửa hàng, bán ra thị trường tội còn nặng hơn...

Chị H. hoảng loạn, lấy một con dao chạy vào nhà vệ sinh khóc lóc, van xin và có ý định tự tử. Một lúc sau H. đi ra, nhóm trên đư🧸a♔ biên bản kiểm kê hàng hóa và tổng thiệt hại.

Dựa trên số tiền thiệt hại, bốn bị cáo vẫn tạo 🍒áp lực, đe dọa sẽ tố giác hành vi để buộc phải bồi thường và yêu cầu phải đền bù gấp 🎀ba. Sợ bị đưa ra công an, hai nhân viên đồng ý đền bù thiệt hại hơn 187 triệu đồng.

Bà Hạnh nói tháng vừa rồi cửa hàng sụt giảm doanh số, chi phí thuê nhà, điện nước, nộp thuế... bị tổn thất 400 triệu đồng và buộc haiಌ nhân viên phải bồi thường số tiền này. Hai bị hại nói không có khả năng nhưng bị hù dọa khiế🙈n họ phải đồng ý.

Hai nhân viênꦦ cò🍸n phải để lại xe máy, máy tính, tiền và họ ra về lúc 23h55 cùng ngày.

"Chưa nhận thức hành vi là phạm tội"

Khi được tòa hỏi ý kiến, hai nữ nhân viên nói rằng bản thân cũng có phần sai và xin giảm nhẹ hình pℱhạt ch𓆉o các bị cáo.

Vị luật sư bào chữa cho bà An thống nhất về tội danh nhưng cho rằng cần đánh giá lại số tiền các bị cáo đã chiếm đoạt, nguyên nhân và động cơ phạm tội. Các luật sư bào ch🦹ữa cho các🌳 bị cáo khác thì cho rằng họ không phạm tội, đề nghị đình chỉ xét xử vụ án.

Bà An thừa nhận hành vi. Trong khi các bị cáo khác cho rằng hành động của mình phù hợp với thực tiễn cuộc sống và chưa nhận thức được hành vi của mình là p⛄hạm tội...

Còn theo tòa, xuất phát từ việc phát hiệnꦉ hành vi sai phạm của các bị hại nên♚ các bị cáo đã yêu cầu các nhân viên kiểm kê hàng hóa nhằm tìm ra số hàng hóa đã bị các nhân viên làm thất thoát.

Sau khi xác định được số hàng và quy ra số tiền thất thoát tương ứng, xác định cách thức thực hiện của các nhân viên và việc khắc phục bằng cách mua 42 thùng sữa ở nơi khác để đem về cửa hàng♚..., nhóm bị cáo đã tạo áp lực là trình báo công an để buộc các nhân viên viết giấy thỏa thuận bồi thường gấp ba lần thiệt hại thực tế.

Tiếp đó, bị cáo Hạnh đề nghị nộp thêm 400 triệu đồng tiền thiệt hại vô hình và 𝓰buộc các bị hại phải viết giấy cam kết tổng thiệt hại hơn 587 triệu đồng. Các nhân viên còn phải để lại tài sản để làm tin.

Các bị cáo khai cửa hàng là đứa con tinh thần, tâm huyết của mình, khi phát hiện sự việc đã bức xúc với bị hại và mục đích khác là răn đe các ꦺnhân viên khác.

Từ đó các bị cáo đã có những lời nói, thái độ, hành động như quay phim nhằm tạo sự lệ thuℱộc, uy hiếp tinh thần bị hại nhằm chiếm đoạt số tiền lớn hơn rất nhiều so với thiệt hại thực tế. Và cùng đồng ý chiếm giữ tà𒁃i sản như xe máy, máy tính của hai nhân viên.

Như vậy các bị cáo đã thực hiện việc trái ý muốn của bị hại. Hành vi của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản như bản cáo trạng viện kiểm sá💯t truy tố là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Trong đó, bị cáo An đã yêu cầu các bị cáo khác cũng như bị hại♒ tiến hành kiểm kê hàng hóa; cùng các bị cáo khác liên tục tìm mọi cách buộc bị hại nói ra cách thức và số hàng thâm hụt; không can ngăn các bị cáo khác thực hiện hành vi tạ🐼o áp lực.

Bà Hạnh không có vai trò gì trong cửa hàng, không góp vốn, không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của mình; chỉ thay mặt P. (em gái là thành ඣviên góp vốn), dù có mặt tại hiện trườn🅷g trong thời gian ngắn nhưng đã thực hiện hành vi tích cực, quyết liệt trong việc hối thúc, gây áp lực cho bị hại.

Và đưa ra phươn❀g án phải bồi thường gấp ba lần, số tiền thiệt hꦆại vô hình là 400 triệu đồng, đưa ra đề nghị để hai nhân viên để lại tài sản làm tin. Do đó vai trò của hai bị cáo này là ngang nhau.

Đối v♍ới hai bị cáo còn lại ở mức độ tự nguyện thực hiện theo đề nghị của hai bị cáo trên.

Các bị cáo chư🧔a chiếm đoạt được 587 triệu đồng nên hội đồng xét xử áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm tội chưa đạt để xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo...

Tòa🦋 tuyên phạt bị cáo An và Hạnh cùng mức 5 năm tù, Dung và Kiên cù💝ng mức 4 năm tù.

Bị tố cáo một vụ khác

Ngoài ra, chị N.T.T.T. tố cáo bà An, Hạnh,♑ Dung, K🗹iên có hành vi cưỡng đoạt tài sản số tiền hơn 831 triệu đồng vào ngày 3-12-2022 tại cửa hàng sữa ở phường Hòa Minh.

Quá trình điều tra xác định việc thỏa th꧃uận bồi thường giữa các bên l🌺à tự nguyện, không có căn cứ xác định nhóm trên có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp tinh thần chị T. để chiếm đoạt tiền; gia đình chị T. đã bồi thường cho cửa hàng 578 triệu đồng nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý là phù hợp.

Khi chủ cưỡng đoạt tiền nhân viên - Ảnh 2.Nhó♉m ‘bà chủ’ lãnh án tù về tội cưỡng đoạt tài sản 2 nữ nhân viên

Nghi thất thoát sữa nên nhóm 🐲'bà chủ' liên tục đe dọa 2 nữ nhân viên, uy hiếp tinh thần nhằm chiếm đoạt 587 triệu đồng... Cả nhóm phải lãnh án về tội cưỡng đoạt tài sản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0