
Mỹ áp thuế với các nước, trong đó tôm, cá Việt Nam cũng chịu mức thuế đối ứng rất cꦓao - Ảnh: LÂM THIÊN
Trong bối cảnh Mỹ áp thuế các nước, trong đó Việt Nam chịu mức thuế đối ứng 46%, thuộc hàng c♏ao nhất trong số hàng chục nền kinh tế bị áp thuế đối ứng được ông Trump ký ngày 2-4 (giờ Mỹ), các doanh nghiệp xuất khẩu đứng trước nhiều nỗi lo lớn.
Tôm, cá chịu nhiều tầng áp lực
Theo VASEP, quý 1 năm nay, tôm các loại🧸 dẫn đầu với kim ngạch hơn 931 triệu USD, tăng gần 36%; cá tra đóng góp 465 triệu USD, tăng 13%.
Lý giải sự tăng trưởng này, VASEP cho rằng xuất phát từ nhu cầu mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, và EU, nơi các hiệp định thương mại như EVFTA đang phát huy hiệu quꦰả. Ngoài ra, giá nguyên liệu ổn định cùng chiến lược đẩy mạnh sản phẩm giá trị gia tăng đã giúp hai mặt hàng này duy trì vị thế dẫn đầu.
Riêng cá ngừ được ví như điểm tối giữa bức tranh sáng vì là nhóm sản phẩm duy nhất kiꦇm ngạch giảm. Trong tháng 3 chỉ đạt kim ngạch hơ𓆏n 83 triệu USD.
Trong bối cảnh Mỹ áp thuế các nước, trong đó Mỹ là thị trường lớn♉ của thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp cho rằng đây là thách thức vô cùng lớn.
"Tôm Việt Nam cạnh tranh với tôm Ecuador tại Mỹ và từ nhiều thị trường khác. Cá ngừ xuất khẩu vào Mỹ giờ đây chị🍬u 2 tầng áp lực. Đó là áp lực từ quy định IUU, trong đó quy định kích thước cá ngừ tối thiểu 0,5m đã khiến cho nguồn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu bị thắt chặt.
Rồi đạo luật bảo vệ động vật có vú ở biển (MMPA) của Mỹ, không công nhận tương đương cho ngành hải sản Việt Nam, nếu không đáp ứng yêu cầu, hải sản Việt sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ từ 1-1-2026. Nghĩa là cá ngừ Việt ♓Nam có nguy cơ mất thị phần tại Mỹ, đồng thời tác động hiệu ứng lên các sản phẩm khai thác khác như mực, bạch tuộc.
🎃Giờ đây, rào cản lớn từ việc tăng thuế quan ꦅlà thách thức đến "nghẹt thở" của ngành thủy sản Việt Nam", một lãnh đạo VASEP cho hay.
Mỹ áp thuế các nước, doanh nghiệp Việt "hốt hoảng, chưa biết làm sao"
Ngày 3-4, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Ngô Minh Phương, giám đốc Công ty TNHH Việt Trườngꦅ (Hải Phòng), cho rằng công ty có xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang nhi𝓡ều thị trường, thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%.
"Trong tháng 4 có đơn hàng phải giao cho đối tác, nhưng mức thuế đối ứng chung 46%, tính ra cho tôm từ mức 0,1% lên mức thuế mới 22,6%; cá đông lạnh và chế biến🐲 từ mức 1,5% lên mức thuế mới 18,8% là quá khủng khiếp. Thực sự chúng tôi hốt hoảng và chưa biết làm sao", ông Phương nói.
Trong khi đó, theo một doanh nghiệp ở TP Nha Trang chuyên xuất khẩu tôm sang Mỹ,🎀 giải pháp bây giờ là ngꦛưng xuất khẩu.
Vị này phân tích, trước đây tôm, cá, thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có mức thuế rất thấp, có mặt hàng không phải chịu thuế🙈 nhập khẩu nên các doanh nghiệp luôn tìm cơ hội.
"Nhưng có lúc Mỹ đưa ra thuế chống bán phá giá hơn 26%, lúc đó doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lập tức ngưng và chuyển thị trường mới. Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ 🌳kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.
Tuy nhiên, khi Mỹ áp thuế các nước lần này, trong đó có Việt Nam, ��khiến doanh nghiệp xuất khẩu không có phươnꦕg án nào ngoài… rút lui", vị này nói.
Tìm hướng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam sang các thị trường mới như Trung Quốc, EU, các nước châu Âu khác và tiếp tục chờ đợi đàm phán của Chính phủ t🎀rong việc cân bằng cán cân thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới, giảm sứ♈c ép bị áp thuế từ Mỹ là mong muốn của đa số doanh nghiệp.
BÌNH LUẬN HAY