
Chị Thảo cho biết sự bình tĩnh là yếu tố quan trọng nhất của kỹ thuật viên lái tàu 𝔉- Ảnh: AN VI
Tương lai sẽ thêm những tuyến metro mới và cũng cần thêm tài xế cho những con tàu hiện đ💞ại này.
2h15 sáng tại depot Long Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) - nơi tập kế꧒t các đoàn tàu tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đồng thời cũng là trung tâm bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho việc🔥 vận hành metro - đã bắt đầu sáng đèn.
Lái tàu metro - nghề mới toanh ở TP.HCM
Chị Phạm Thị Thu Thảo (38 tuổi) - người phụ nữ duy nhất trong số 61 thành viên đội lái tàu, cũng là đội trưởng đội vận hành tàu - bắt đꦅầu công tác điểm danh, chuẩn bị cho những chuyến tàu đầu tiên lăn bánh.
TP vẫn còn c🗹hìm trong giấc ngủ, nhưng chị Thảo và kíp lái phải giữ tinh thần tỉnh táo nhất để bắt đầu c♈ông việc.
Mộ🗹t câu hỏi dĩ nhiên dành cho người phụ nữ duy nhất trong đội: "Ngày nào cũng thức khuya như vậy, chị có chịu nổi không?". Chị Thảo cười nói đã trở thành thói quen, không chỉ vài tháng vận hành vừa qua mà chị đã thích nghi từ bốn năm trước - thời điểm bắt đầu quá trình học các chứng chỉ, lớp nghiệp vụ về lái tàu metro.
Chị Thảo đếnꩵ với nghề đặc biệt này cũng tình cờ như duyên gặp gỡ của hai người xa lạ nơi ga tàu.
"Trước đây tôi từng là giáo viên mầm non, tình cờ lướt mạng xã hội th๊ấy được tin tuyển dụng kỹ thuật viên lái tàu, mà còn là tàu điện metro nữa chứ꧋. Cái nghề mới toanh này lập tức thu hút tôi", chị Thảo nói.
Tò mò, cô giáo trẻ bắt đầu mày mò trên mạng về nghề lái tàu metro và hình ảnh chị nhận về khi đó là những cô gái vận hành "con rồng sắt" hiện đại băng băng tốc độ cao xuyêꦉn qua các TP.
"Mê 🐼liền, tôi thấy những người lái tàu đó rất ngầu, cảm xúc đã thôi thúc tôi nộp đơn ứng tuyển", chị Thảo kể.
Chị cũng khẳng định thời điểm đó bản thân nộp đơn ứng tuyển vì yêu thích công việc mới lạ chứ cũng không tự tin sẽ đậu, bởi đây là nghề liên quan nh🌱iều 🍸tới kỹ thuật có thể không hợp với những bóng hồng như chị.
Hay câu chuyện "duyên số" cũng đưa đẩy người đồng nghiệp của chị Thảo là anh Trần Văn Sáu (34 tuổi) đến với nghề mới mẻ này. Anh Sáu nói mình không học và làm gì liên quan đến metro trước khi ứng tuyển. Cũng vì thích, ꩵanh đã đến với ngh🔥ề mà tại TP.HCM chỉ mới có 61 người làm.

Từ 2h sáng, chị T൲hảo cũng như các 🍨kỹ thuật viên lái tàu phải có mặt điểm danh
Hành trình trở thành kỹ thuật viên
Để cầm lái được con t𒐪àu hiện đại, chị Thảo cũng như ไanh Sáu đã trải qua quy trình đào tạo nghiêm ngặt.
Khi trúng tuyển vào tháng 6-2020, theo kế hoạch, chị c🌸ũng như nhiều kỹ thuật viên khác sẽ học lớp đầu tiên về kỹ thuật lái tàu một tháng sau đó.
"Nhưng thời điểm đó bị vướng đợt dịch bệnh nên công ty hoãn, sau đó mình tham gia lớp 𒐪đào tạo của Trường cao đẳng Đường sắt. Một thời gian dài về sau mới học xong và được cấp bằng tru🎶ng cấp lái tàu điện của trường", chị Thảo lý giải.
Đó chỉ mới là điều kiện cần, để đạt được điều kiện đủ, chị cùng các kỹ thuật viên phải tham gia lớp chuyển giao công nghệ của tuyến metro số 1 trong hai tháng.
Sau đó tham gia lớp đào tạo sử dụng thiết bị của nhà thầu Hitach🐲i. Cuối cùng là thực hành và thi giấy phép lái tàu điện metro.
"Lúc này mới được công nhận ♏là kỹ thuật viên lái tàu, mới thật sự điều khiển những toa tàu hiện đại băng băng chở khách", chị 𝐆Thảo cười nói.
Hành trình đến với nghề mới dài và lắm gian truân, mỗi lần anh Sáu nhớ lại vẫn cười tươi rói nói đó là kỷ niệm quý g꧒iúp anh thích nghi, hoàn thành tốt công việc hiện tại.
Có nhà ở Bình Chánh, nhưng để tiện việc, anh Sáu thuê trọ ở TP Thủ Đức. Còn với chị Thảo, thời gian dành cho con cái và gia đình rất hạn chế do đặc thù ng💜hề nghiệp.
"Đôi lúc lên sớm giao ca, tôi ngủ lại công ty𝓀, cũng may là công ty có bố trí chỗ nghỉ ngơ🍷i cho các kỹ thuật viên chứ không di chuyển đêm hôm cũng sợ. Đặc biệt nếu không có sự sẻ chia, cảm thông của gia đình có lẽ rất khó để tôi theo được nghề này", chị Thảo bộc bạch.

Theo anh Sáu, lái tàu metro không nhàn như nhiều người ng♏hĩ
Lái tàu metro không hề nhàn
Không ít người cho rằng công việc của những kỹ thuật viên lái tàu metro hiện đại sẽ khá nhẹ nhàng vì♕ đã được tự động hóa. Nhẹ nhàng đúng theo nghĩa đen, bởi đa phần các kỹ thuật viên sẽ không làm những phần việc nặng về sức. Nhưng gọi là nhàn hạ thì không hẳn, bởi đây là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung cao độ.
Bước vào cabin mới thấy được sự hiện đại của con tàu đôi khi là thử thách với các kỹ thuật viên. Họ phải nhớ từng thao tác, từng chức năng của nhiều nút trên cabin. Chưa kể nhiều nguyên tắc ജan toàn khi vận hành được kỹ thuật viên tuân thủ nghiêm ngặt.
Cứ gần đến mỗi ga, những kỹ thuật viên sẽ nhìn vào đồng hồ biểu thị các thông số. Khi tàu dừng hẳn, họ bắt đầu quan sát ra ngoài, n🙈ơi có bảo vệ ga điều tiết khách vào đúng làn. Nhận được tín hiệu an toàn, kỹ thuật viên mới ấn nút mở cửa tàu.
Trong lúc khách lên, kỹ thuật viên phải nhìn liên tục vào màn hình trong cabin để theo dõi. Khiꩲ khách an toàn lên tàu, nút đóng cửa mới được ấn, đồng thời phát tín hi🔴ệu cảnh báo.
Hệ thống tàu vận hành tự động, người lái không cần thao tác chỉnh hướng hay tăng tốc nhưng tay họ luôn phải đặt lên cần điều khiển để ấn vào một chiếc nút liên🅰 tục.
Theo lý giải của kỹ thuật viên, nút đó là hệ thống chống ngủ ꦛgật, kỹ thuật viên phải ấn liên tục trong quá trình tàu chạ🍌y; nếu quá 40 giây không ấn, tàu sẽ phát báo động và 8 giây sau sẽ dừng hẳn.
"Tàu dừng bất chợt hay dừng quá lâu sẽ ảnh 𓂃hưởng trực tiếp đến lịch trình các đoàn tàu tiếp theo. Áp lực rất lớn, vừa đặt sự an toàn cho khách hàng lên hàng đầu vừa phải🌊 đảm bảo được tiến độ hoạt động của tàu", chị Thảo nói.
Chia sẻ về những trường hợp tàu dừng khẩn cấp do thời tiết, chị Thảo nói đó là lú🔯c mà cả đoàn tàu lo lắng, còn những kỹ thuật viên như chị phải bình tĩnh tối đa. "Mình bình tĩnh để xác định nguyên nhân, giữ giọng ổn định để phát thanh trấn an hành khách trên tàu, đồng thời trao đổi với kíp kỹ thuật giải quyết vấn đề🌼 nhanh chóng", chị Thảo chia sẻ.
Một ﷽ca của kỹ thuật viên kéo dài khoảng 8 tiếng nhưng sẽ chia ra để không quá 4 tiếng/ngày theo quy định. Mỗi khi đến ga cuối, kỹ thuật viên sẽ đi xuống đầu tàu bên kia để khởi động tàu quay về...
Rồi nhiều khi🍸 từ chính cabin ấy, những người như chị Thảo, anh Sáu lại ngẩn ngơ trước vẻ đẹp TP nhì♌n từ trên cao và họ cảm thấy tự hào vì đã góp phần nhỏ cho TP ngày càng hiện đại.
Học lái tàu metro ở đâu?
Ô⛎ng Nguyễn Trung Thành, phó giám đốc Xí nghi𝐆ệp vận hành metro số 1, cho biết kỹ thuật viên lái metro cần có giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ của tuyến bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Trước khi được đào tạo cơ bản,♐ ứng viên phải vượt qua vòng tuyển chọn, đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, trình độ học vấn cũng như các yêu cầu đặc thù của nghề.
Sau khi hoàn thành các k🌞hóa đào tạo, học viên sẽ trải qua🙈 các kỳ thi sát hạch lý thuyết và thực hành, những người đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ lái tàu metro.
Hiện tại, Trường cao đẳng Đường sắt là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đào tạo nhân lực cho ngành đường sắt đô thị. Trường đaꦐng tổ chức các khóa đào tạo lái tàu metro cho các tuyến đường sắt đô thị tại Việt Nam cũng như các lớp trung cấp lái tàu điện.
BÌNH LUẬN HAY