
Người Việt Nam♊ mất 17.300 tỉ đồng do vi rút máy tính trong năm 2💫023 - Ảnh: BKAV
Đây là con số từ chương trình “Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân” năm 2023, do Tập đoàn công nghệ Bkav công bố ngày 18-1.
So với các năm trước, con số thiệt hại năm nay tiếp tục giảm. Tuy nhiên, tình hình an ninh mạng trong nước vẫn nổi cộm nhiều vấn đề nóng, khi tấn công bằng vi rút mã hóa dữ liệu tiếp tục gia tăng.
Lừa đảo tăng vì tài khoản ngân hàng rác
Báo cáo khảo sát an ninh mạng của Bkav ghi nhận tỉ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng. Nếu năm 2022 con số này là 69,6%, thì trong nă𝕴m 202💝3 là 73%.
Lừa đảo tài chính qua mạng bùng nổ tr🧜ong những năm gần đây và trở thành vấn nạn khi nạn nhân th💫uộc mọi tầng lớp và sinh sống ở bất cứ đâu.
Trong🌞 các vụ việc lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nhưng khi điều tra, các tài khoản này đều không chính chủ, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn để tìm ra tội phạm 🥂và ngăn chặn vấn nạn lừa đảo.
Các chuyên gia của Bkav cho rằng tài khoản ngân hàng rác là nguồn cơn củ🧸a vấn nạn lừa đảo tài chính qua mạng tại Việt Nam thời gian qua.
Ông Ng𓄧uyễn Văn Cường, giám đốc phụ trách an ninh mạng của Bkav, cho biết: “Nguyên nhân là việc mua bán, trao đổi tài khoản ngân hàng đ🧸ang diễn ra quá dễ dàng. Nhiều người đơn giản cho rằng bán đi các tài khoản mình không sử dụng sẽ không có vấn đề gì.
Song th♏ực tế, kẻ xấu đã lợi dụng những tài khoản ngân 𝓡hàng này để thực hiện các giao dịch phi pháp, giấu nguồn gốc, gây khó khăn cho cơ quan điều tra”.
Vi rút đánh cắp tài khoản tăng 40%
Năm 2023, hệ thống giám sát và cảnh báo vi rút của Bkav ghi nhận có tới 745.000 máy tính bị nhiễm vi rút đánh cắp tài khoản (Facebook, ngân hàng), tăng 40% so với năm 2022.
Phát tán mạnh nhất phải kể đến các dòng như RedLineStealer, ArkeiStealer, Fabookie… đều nằm trong top 20 dòng vi rút lây nhiễm mạnh ở Việt Nam. Nếu như năm ngoái, các vi rút nàဣy vẫn còn “sơ khai”, chỉ đánh cắp dữ liệu tài khoản🅰, mật khẩu, cookies… thì năm nay, chúng đã được “nâng cấp” để đặc biệt nhắm vào các tài khoản Facebook Business, truy vấn thêm các thông tin về phương thức thanh toán, số dư...
Khai thác thành công, hacker sử dụng chính tài khoản nạn nhân để âm thầm chạy quảng cáo thay vì ngay l🉐ập tức chiếm tài khoản, h🍌òng kiếm thêm lợi nhuận, nâng cao thứ hạng (SEO) các trang web phát tán mã độc...
Các dòng vi rút đánh cắp tài khoản chủ yếu lây lan qua các phầ🃏n mềm bị bẻ khóa (crack). Điều này cũng phù hợp với k🅠ết quả khảo sát của Bkav, khi có tới 53% máy tính tại Việt Nam có sử dụng phần mềm crack.
Điều này dẫn tới việc khoảng 10% người dùng tại Việt Nam bị mất tài𓃲 khoản mạng xã hội, email, ngân hàng... Những tài khoản bị đánh cắp này sẽ bị kẻ xấu sử dụng để tiếp tục lừa đảo 💃bạn bè, người thân của nạn nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận 🍬nào, hãy là n𒅌gười đầu tiên bình luận