
Bãi rác huyện Châu Thành tiếp nhận 50 tấn nhưng chỉ đốt được 20 tấn/ngày, dẫn đến rác thải tồn đọng thành núi rác - Ản🅠h: BỬU ĐẤU
Ngày 15-1, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, dưới cầu Capohe trên quốc lộ 61, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có bãi rác tập trung của huyện được c💜hất cao như núi, thuộc xã Bình An, huyện Châu🦩 Thành.
Người dân địa phương cho biết🧔 bãi rác này đã hình thành hơn 20 năm nay, nhưng địa phương vẫn loay hoay xử lý rác không xong.
Hai bên đường vào bãi rác có nhiều nhà dân mưu sinh từ nghề ꦗphân loại rác thải để bán phế liệu. Theo quan sát, núi rác này được bao bọc xung quanh là bờ đất được đắp lên cao hơn mặt ruộng để ngăn nước tràn vào. Gọiཧ là "núi rác" vì nơi này cao 7m so với ruộng lúa xung quanh.
Chị H., ngụ xã Bình An, huyện Châu Thành, cho hay chị theo chồng về nơi đây từ năm 201ꦜ6 đã thấy﷽ "núi rác", và đến nay núi rác cũng ngày càng cao hơn xưa.
Hằng ngày, chồng chị theo xe rác để 🦩thu gom rác lên xe, chị ở nhà phân loại túi ni lông còn sử dụng được để bán kiếm tiền mưu sinh.
"M꧟ấy bao lớn này là những loại túi ni lông được tôi lựa ra để bán cho thương lái. Loại nào tốt được bán với giá 1.200 đồng/kg, còn lại cũng ꦰbán với giá 1.000 đồng/kg. Thấy vậy chứ mỗi ngày tôi bán túi ni lông được 100.000 - 120.000 đồng", chị H. nói.

Bãi rác này có 6 người tham gia đốt rác suốt 24/24ℱ giờ nhưng không xử lý 💝xuể, vì muốn đốt được rác phải phơi nắng - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ông Huỳnh Trương Dương - đội trưởng Đội trật tự đô thị huyện Châu Thành - cho hay bãi rác huyện Châu Thành tồn tại hơn 20 năm nay, có tổng diện tích hơn 2,2ha. Hằng ngày, bãi rác tiếp nhận hơn 50 tấn rác thải trong huyện𒀰.
Đến nay, lượng rác 🌳tồn đọng tại bãi rác trên 100.000 tấn. Tại bãi rác có lò đốt rác có 𝔍công suất khoảng 20 tấn/ngày nhưng không đốt kịp với lượng rác thải ra hằng ngày.
"Rác muốn đốt được phải phơi khô khoảng một tuần lễ. Chúng tôi có đội đốt rác 6 người và túc trực đốt rác 24/24 giờ. Tuy nhiên không đốt xuể nên lư🌄ợng rác tồn đọng tại đây ngày càng nhiều. Hiện nay, huyện đang mời gọi doanh nghiệp vào đây đầu tư phân loại rác xử lý t🐈rước mắt, trong lúc chờ nhà máy xử lý rác đặt tại huyện Giồng Riềng sắp tới", ông Dương nói thêm.
PV Tuổi Trẻ đặt vấn đề vì sao không xây dựng tường xung quanh bãi rác để ngăn chặn nước tràn ra xung qu𓄧anh và bảo vệ l💜úa của bà con?
Ông Nguyễn Văn Nam - chủ tịch UBND huyện Châu Thành - nói: "Tôi đã cho anh em đắp đập xung quanh bãi rác và có nơi chứa nước bên trong nên không cần phải xây dựng bức tường xung quanh. Huyện đang kêu gọi đầu tư phân loại🧜 xử lý rác.
Do đó nơi này sẽ biến thành trạm tập kết rác để phân loại rác, rồi sau đó đưa rác cho nhà máy xử lý rác của t🌳ỉnh đặt tại huyện Giồng Riềng (cách Châu Thành 15km - PV)".
Một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận được:

6 công nhân trong đội đốt rác chia làm 3 ca nhưng số lượng đốt chưa bằng 1 nửa lượng rác nhập vào hằng ඣngày - Ảnh: BỬU ĐẤU

Rác được người dân tập kết để chuẩn 🐠bị bán cho thương lái sau khi họ 𒈔đã lựa xong - Ảnh: BỬU ĐẤU

Chị H. đang lựa túi ni lông để bán kiếm tiề⛦n mưu sinh - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ven🌄 tuyến đường vào bãi rác có nhiều hộ dân sinh sống dựa vào bãi rác hơn chục năm ꦜnay - Ảnh: BỬU ĐẤU
Tối đa: 1500 ký tự
♑ Hiện chưa có bình 💎luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận