Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế xã hội

Ông Nguyễn Văn Phúc đề xuất nên nghiên cứu sáp nhập đơn vị cấp tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế xã hội của đất nước đã được phê duyệt.

Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế - Ảnh 1.

🔯Một góc Hà Nội hiện nay s🌳au khi sáp nhập Hà Tây vào năm 2008 - Ảnh: NAM TRẦN

Tại cuộc họp ngày 11-3, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực t𒆙huộc trung ương) và cấp cơ sở.

Đồng thời thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và𓄧 giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.

Dự kiến giảm 50% đơn vị cấp tỉnh là phù hợp

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Phúc, nguyên phó trưởn♒g ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cho rằng theo phương án được Thường vụ Đảng ủy Chính phủ nêu ra thì từ 63 đơn vị cấp tỉnh sẽ nghiên cứu sáp nhập giảm 50%. Như vậy, dự kiến sẽ còn khoảng 31 - 32 tỉnh, thàn💛h phố.

Ông Phúc đánh giá đây là con số khá hợp lý quy mô nước ta với diện tích khoảng 331.690km2 và dân số hiện nay trên 100 triệu người.

Ông Phúc nhắc l🐭ại 🅷giai đoạn sau năm 1976, nước ta chỉ có 38 tỉnh, thành.

Từ thực tế nghiên cứu, ông Phúc đề xuất nên nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh theo 6 vùng kinh tế - xã hội đã có nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển và quy hoạch vùng cũng được phê duyệt.

Trong mỗi vùng, nếu có các tiểu vùng được hình thành theo điều kiện tự nhiên🐲 và nhu cầu khách q🉐uan thì việc sắp xếp cũng nên theo các tiểu vùng.

Cụ thể, với vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ông Phúc đề xuất nên hợp nhất, sáp nhập các tỉnh có diện tích và dân số không đủ tiêu chuẩn thàn♛h các tỉnh có quy mô lớn hơn như trước đây.

Ví dụ nên nghiên cứu tái hợp nhất ♔Tuyên Quang và Hà Giang, Bắc Kạn và Thái Nguyên... Các tỉnh có diện tích lớn nhưng dân số chưa đủ tiêu chuẩn nên giữ ngu🍰yên, coi đây là tiềm năng phát triển của vùng và cả nước.

Việc sắp xếp lại các đơn vị cấp tỉnh ở vùng này 🧔cần đặc biệt tính đến yếu tố quốc phòng 🔯và an ninh.

Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, về cơ bản ông đề nghị nghiên cứu giữ nguyên thành phố gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh - tỉnh có quy mô lớn đang 𝕴được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Tái hợp nhất 🔯một số tỉnh 🧸như trước đây, chẳng hạn Hưng Yên và Hải Dương, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình, Bắc Ninh và Bắc Giang.

Thái Bình có vị trí địa lý tự nhiên cách biệt nên giữ nguyên để có thể thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc đặc khu kinh t𒉰ế.

Đối với vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, ông đề xuất về cơ bản nên giữ nguyên 2 thành phố🐓 Đà Nẵng (nếu cần có thể điều chỉnh mở rộng thêm diện tích từ Quảng Nam cho Đà Nẵng) và Huế.

Đề nghị𒉰 nghiên cứu giữ nguyên 2 tỉnh có quy mô lớn vào loại nhất nước là Than🔴h Hóa và Nghệ An.

Nên tái hợp nhất các tỉnh như trước đây, gồm Quảng Bình và Quảng Trị; Quảng Ngãi và Bình Định; Phú Yên và Khánh H🍬òa; Ninh Thuận và B꧋ình Thuận.

Tỉnh Hà Tĩnh nên được giữ n🍰guyên do hiện đủ tiêu chuẩn về diện tích và dân số, vị trí địa lý tự nhiên.

Đối với vùng Tây Nguyên là vùng cao nguyên đặc biệt quan trọng về quốc phò𝕴ng, an ninh, có đặc điểm rất riêng về văn hóa, phong tục, tập q🍌uán.

Do đó, theo ông Phúc, không thể hợp nhất một số tỉnh này với các tỉnh thuộc vùng khác, bởi có🎉⛦ thể dẫn đến phá vỡ chiến lược và quy hoạch phát triển.

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, 🌠ông Phúc đề xuất giữ nguyên Lâm Đồng và tái hợp nhất Đắk Lắk với Đắk Nông, Gia Lai với Kon Tum.

Với vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực mạnh nhất của đất nước. TP.HCM là trung tâm pháꦿt triển của vùng, cả nước và tỉnh Tây Ninh có đặc điểm riêng về vị trí địa lý, văn hóa nên đề nghị giữ nguyên.

Bà Rịa - Vũng Tàu nên được nghiên cứu lập thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt hoặc đặ𝄹c khu kinh tế. Các tỉnh còn lại nên tái hợp nhất như trướcꦏ.

Với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ông Phúc nêu có thể ꧒nghiên cứu mở rộng thêm diện tích cho TP Cần Thơ - trung tâm phát triển của vùng phát triển.

12 tỉnh khác nên được sắp xếp lại theo 4 tiểu vùng đã hình thành tự nhiên, theo nhu cầu p💝hát triển khách quan và đang có sự liên kết tiểu v✨ùng.

Đó là tiểu vùng duyên hải phía Đông, tiểu vùng bán đไảo Cà Mau, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, tiểu vùng tứ giác Lo💖ng Xuyên.

Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Phúc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Quy mô diện tích cấp tỉnh sau sáp nhập cần phù hợp

Về quy mô diện tích các đơn vị cấp tỉnh, theo ông Phúc, cần hợp lý để thuận lợi cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý với cấp cơ sở khi b🌳ỏ cấp huyện và thuận lợi cho giao dịch của người dân, doanh nghiệp với chính quyền cấp tỉnh.

Ông chỉ rõ việc hợp nhất, sáp nhập các đơn vị cấp tỉnh sẽ mở rộng k𝓰hông gian phát triển của các địa phươ𒊎ng.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm về không gian phát triển được tạo ra bởi nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế trên các nền tảng công nghệ mới trong kỷ nguyên số.

"Khi mà không gian phát triển của các cơ sở kinh doanh và của địa phương đã mang tính toàn vùng, toàn quốc và toàn cầu. Singapoꦿre có diện tích tự nhiên tương đương đảo Phú Quốc của nước ta nhưng từ lâu đã có không gian phát triển ♈toàn cầu", ông Phúc nêu.

PGS.TS Ngô Thành Can, giảng viên cao cấp của Học viện Hành chính và Quản trị công, cũng cho rằng từ quy hoạch tổng tܫhể quốc gia, quy hoạch 6 vùng kinh tế đã được Quốc hội thông qua, có thể xem🔯 xét, tính toán nghiên cứu phương án sáp nhập các tỉnh lại cho phù hợp.

Theo PGS Can, việc sáp nhập tỉnh ngoài thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy thì cuối c♐ùng có tạo ra các động lực, không gian phát triển mới n♔hanh và mạnh.

Với các tỉnh nằm trong 6 vùng kinh tế này, ông Can nêu cơ bản có nhiều mối liên kết, tương đồng với nhau về kinh tế, văn hóa, địa lý, truyền thống lịch sử. Khi đó, nếu sáp nhập lại với nhau cũng phù h🌸ợp.

Đề xuất nghiên cứu sáp nhập tỉnh theo quy hoạch 6 vùng kinh tế - Ảnh 4.൩Thủ tướng: Dự kiến sắp xếp gi🍸ảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh

Phương án sau khi sắp xếp ✤sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh, và giảm 60 - 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

💟 Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên