
Anh Ngô Hoàng Vỹ (37 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12) phát hiện mình làm giám đố🍷c vào năm 2022 và trình báo. Chưa được giải quyết thì đến năm 2024 anh bị cấm xuất cảnh - Ảnh: NVCC
Dễ vậy thì ai cũng bị lừa!
Sau khi Tuổi Trẻ Online có🎉 bài viết "Một người ở TP.HCM bị cấm xuất cảnh vì bỗng dưng làm giám đốc công ty ‘trên trời rơi xuống’", nhiều bạ▨n đọc đã bình luận ý kiến liên quan đến sự việc trên.
Đáng chú ý, anh Ngô Hoàng Vỹ (37 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành, quận 12), nhân vật trong bài viết, không phải là trường hợp cá biệt bị mạo danh thành lập công ty, mà từng có nhiều🐷 trường hợp tương tự.
Do đó, bạn đọc bày tỏ lo lắnꦚg rằng bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân tiềm năng” của những vụ lừa đảo tương 🐈tự.
“Chỉ cần có căn cước công dân là có thể mở doanh nghiệp? Mà căn cưꦚớc thì dễ bị đánh cắp, giả mạo, chụp lén… Vậy thì ngày nào cũng có♕ thể có người bị mạo danh đứng tên công ty mà không biết” – bạn đọc Nguyễn Văn Thái (quận 6, TP.HCM) viết.
Nhiều bạn đọc cho rằng việc thành lập doanh nghiệp đáng lẽ phải là quy trình nghiêm ngặt, sao lại dễ dãi đến mức chỉ cần vài giấy tờ l♏à xong?
“Khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty, ai xác minh người đứng tên có thật không? Có gọi điện, gặp trực tiếp để kiểm tra đối chiếu hay kiểm tra♔ dấu vân tay, sinh trắc họ𒐪c không? Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến cũng cần phải có những quy định ‘bịt’ lỗ hổng như những trường hợp trên” - bạn đọc Huỳnh Trọng (Quảng Nam) đặt vấn đề.
Một số người♎ chia sẻ họ từng gửi thông tin cá nhân khi đi xin việc, vay ti𒁃êu dùng, hay thậm chí từ các điểm photo công chứng. Do vậy họ lo ngại một ngày, thông tin đó sẽ bị dùng để… mở công ty!
"Đọc trường hợp như của anh Vỹ, tôi tự hỏi mình có khi nào có một công ty đan🧜g được đăng ký bởi thông tin cá nhân của tôi không.
Bởi vì tôi cũng đã làm rất nhiều hồ sơ liên quan đến că💜n cước công ✨dân. Tôi thấy đáng sợ, chứ không phải đáng ngạc nhiên.
Lúc bình thường thì tưởng không sao, nhưng khi cơ quan thuế, công an gõ cửa vì công ty do mình đứng tên có sai phạm thì ai chịu trách nhiệm?", bạn đọc 💝Nguyễn Tân (Nha Trang) viết.
Không ít người bình luận rằng nếu ai cũng có thể bị biến thành “giám đốc trên giấy”, thì hệ thống pháp luật đang tồn tại mộ💞t lỗ hổng đáng sợ.

Thông báo tạm ꧙hoãn xuất c꧋ảnh của anh Vỹ - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Cần làm gì để ngăn chặn những vụ việc tương tự?
Bạn đọc không chỉ phản ánh sự vô lý, mà còn đưa ra nhiều kiến nghị để chấn chỉnh tình ✱trạng mạo danh khi đăng ký doanh nghiệp🍃.
Đầu tiên, nhiều người đề xuất phải xá🍷c minh trực tiếp ng꧅ười đứng tên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
"Khônꦇg thể chỉ căn cứ vào giấy tờ photo hay công chứng. Phải có xác thực bằng sinh trắc học - vân tay, khuôn mặt, OTP xác nhận từ chính chủ.
Còn nếu không thì hôm nay tôi ngồi đây, nhưng ai đó ngoài kia đang mở công ty đứng tên 💃tôi là chuyện có thật" - bạn đọc Trần Hữu Dũng (Cần Thơ) đề nghị.
Một bạn đọc cho rằng khi người dân phát hiện “tự nhiên” được làm giám đốc doanh nghiệp thì thắc mắc, khiếu nại, còn các nơi trả lời vòng vòng, lên꧃ xuống.
“Trách nhiệm này thuộc về ai? Cần làm rõ, không đùn đẩy trách nhiệm đi lên đi xuống cho người dân. Thủ 🧸tục cấp phép kinh doanh không chỉ là việc nộp đơn mà còn phải qua các khâu thẩm định, kiểm tra. Thử xem ai kiểm tra và đề xuất?” - bạn đọc viết.
Bạn đọc Phuong Pham cho biết chính mì🌱nh cũng gặp trường hợp này. Bạn đọc này bị người khác dùng căn cước công dân đã mất để đăng ký꧃ thành lập công ty, dù anh đã báo mất và làm lại căn cước.
“Lúc nhờ công an kiểm tra thì phát hiện họ dùng thẻ căn cước bị mất, chữ ký không phải của tôi và địa chỉ công ty không có thật” - bạn 🐟đọc này kể.
Bạn đọc Vũ Linh cho rằng cần sửa ngay quy trình xác nhận pháp nhân. Phải có bước liên hệ trực tiếp với người đứng tên trong hồ sơ. Ít nhất cũng phải có email, cuộc gọi video xác minh, hoặc đối chiếu 🧸tại nơi cư trú.
Nhiều người 🍬cũng yêu cầu cơ quan chức năng cần chịu trách nhiệm rõ ràng hơn trong từng bước xét duyệt hồ sơ. Việc đổ lỗi cho “đúng q💧uy trình” và đá bóng trách nhiệm chỉ làm mất lòng tin.
“Không thể để dân chịu hậu quả một mình. Cần có người ký, người xét duyệt hồ sơ, nếu saiꦅ phạm thì phải truy trách nhiệm rõ🍌. Không thể ‘thủ tục’ là tấm áo giáp cho sự vô trách nhiệm” - bạn đọc Nguyễn Minh Nhật viết.
Tra cứu định kỳ thông tin!?
Bên cạnh đó, một đề xuất nhận được nhiề🎃u ý kiến đồng tình là cho phép người dân tra cứu định kỳ thông tin pháp lý liên quan đến tên mình. Một số người đề xuất cần có chế tài nghiêm khắc với hành vi giả mạo, kể cả những người làm dịch vụ trung gian như công chứng giấy tờ.
Nhiều bạn đọc cảnh báo nếu không xử lý nghiêm và minh bạ🦂ch, vụ việc này sẽ để lại một tiền lệ nguy hiểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình lu🧸ận nào, hãy là người đầu tiên bình ꧑luận